Kỹ năng mềm để xin việc thành công mà nghề nào cũng cần

Kỹ năng mềm để xin việc thành công mà nghề nào cũng cần

Hầu hết các ngành nghề đều có những yêu cầu cụ thể đối với từng vị trí nhân sự. Tuy nhiên, vẫn có những tiêu chuẩn chung được coi trọng trong mọi lĩnh vực. Trong bài viết này, hãy cùng chuyên trang Blog việc làm GoodCV tìm hiểu về những kỹ năng mềm để xin việc thành công mà nghề nào cũng cần.

1. Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm còn được gọi là kỹ năng thực hành xã hội, chỉ các đặc điểm hoặc phẩm chất cá nhân mà mỗi chúng ta cần có để giao tiếp, tương tác với những người xung quanh. Có thể nói, kỹ năng mềm tạo nên con người chúng ta thông qua việc thể hiện thái độ, thói quen và cách trao đổi thông tin, chia sẻ quan điểm.

So với trình độ học vấn, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng mềm có vẻ ít "hữu hình" hơn. Đa số mọi người không học kỹ năng mềm qua trường lớp mà tự tích luỹ thông qua kinh nghiệm giáo dục, thực hiện công việc và cuộc sống. Theo trang web tuyển dụng GoodCV, đây cũng là yếu tố các công ty, doanh nghiệp đánh giá trong việc quyết định lựa chọn ứng viên.

2. Kỹ năng mềm để xin việc thành công mà nghề nào cũng cần

Cho dù muốn phát triển sự nghiệp trong nghề nào bạn cũng cần kỹ năng mềm. Tuỳ vào đặc điểm công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đáp ứng được các tiêu chí khác nhau.

Ngay trong quá trình xin việc, bạn phải căn cứ vào mô tả và yêu cầu công việc để thể hiện những kỹ năng mềm mình có phù hợp với công việc. Ví dụ như bạn sẽ phải cải thiện kỹ năng quản lý thời gian của mình để đáp ứng thời hạn khi làm trong các dự án hoặc giao tiếp hiệu quả hơn nếu làm nhân viên chăm sóc khách hàng. Dưới đây là một số loại kỹ năng mềm để xin việc thành công mà nghề nào cũng cần:

+ Truyền đạt thông tin: Kỹ năng này giúp bạn truyền đạt thông tin cho sếp, đồng nghiệp, khách hàng và những người xung quanh một cách phù hợp, dễ hiểu.

+ Kỹ năng giao tiếp: Có kỹ năng giao tiếp tốt có nghĩa là bạn không chỉ trao đổi được với người khác mà còn sẵn sàng lắng nghe mọi người trong khi không phán xét họ, chia sẻ ý tưởng và bình luận khi đồng nghiệp, khách hàng cần giúp đỡ.

+ Kỹ năng viết: Kỹ năng viết tốt cho phép bạn chuẩn bị báo cáo, trao đổi qua email, v.v hiệu quả.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phê phán: Giải quyết vấn đề là khả năng xác định trọng tâm sự việc, sau đó đưa ra các giải pháp khả thi. Kỹ năng tư duy phê phán cho phép bạn đánh giá từng giải pháp khả thi, sử dụng logic và lý luận để xác định giải pháp nào có khả năng thành công nhất.

+ Lắng nghe tích cực: Người nghe tích cực không chỉ nỗ lực để hiểu những gì người khác đang nói mà biết cách ngắt lời khi thích hợp cũng như đặt câu hỏi giúp làm rõ thông tin được chia sẻ.

[Anh-2]

+ Học hỏi tích cực: Biết cách học hỏi tích cực cho phép bạn tiếp thu kiến thức và sau đó áp dụng nó vào công việc. Nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên và nhân viên sẵn sàng học hỏi, không ngừng hoàn thiện bản thân.

+ Kỹ năng tổ chức: Những người có kỹ năng tổ chức mạnh mẽ biết cách tiếp cận có hệ thống với mọi nhiệm vụ được giao.

+ Quản lý thời gian: Vì sao nhà tuyển dụng tìm kiếm kỹ năng mềm này ở ứng viên? Vì người giỏi quản lý thời gian sẽ biết cách sắp xếp công việc để không bị quá tải, xác định chính xác nhiệm vụ cần ưu tiên và đồng thời đảm bảo hoàn thành các dự án theo thời hạn.

+ Kỹ năng làm việc nhóm: Hầu hết tất cả các công việc đều cần nhân sự có khả năng làm việc nhóm tốt, giỏi hợp tác và trao đổi với đồng nghiệp, luôn theo kịp tiết tấu và tiến độ công việc.

+ Tính chuyên nghiệp: Đặc điểm này rất khó xác định, nhưng nó lại thể hiện ra rất rõ ràng khi ai đó không có. Đây có lẽ là một đặc điểm mà mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn, bất kể bạn làm gì hay làm việc ở đâu. Sự chuyên nghiệp bao gồm nhiều yếu tố như luôn đúng giờ, lịch sự, tạo sự thoải mái và hữu ích, ăn mặc phù hợp và chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình.

+ Khả năng đọc hiểu: Các cá nhân có kỹ năng đọc hiểu mạnh mẽ hầu như không gặp phải khó khăn khi tiếp xúc với nội dung của các tài liệu bằng văn bản.

+ Tính linh hoạt và khả năng thích ứng: Những người linh hoạt và dễ thích nghi phản ứng tốt với những thay đổi trong công việc và môi trường làm việc, đồng thời có thái độ tích cực trong các tình huống khó khăn. Nếu bạn đề cập đến kỹ năng này khi tạo CV thì chắc chắn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Rèn luyện các kỹ năng mềm cần nhiều thời gian và phụ thuộc vào đặc điểm tính cách của bạn. Tuy nhiên, một khi đã tích luỹ được, bộ kỹ năng mềm có thể hữu ích trong tất cả các trường hợp. Bạn có thể phải quay lại trường, tham gia các lớp đào tạo để học kiến thức mới nhưng kỹ năng mềm sẽ cho phép bạn duy trì hoặc chuyển đổi giữa các công việc khác nhau.

Những ai đang chuẩn bị tìm việc làm theo ngành nghề cụ thể từ part time đến full time thì hãy truy cập thường xuyên vào trang web GoodCV. Trang web cung cấp thông tin việc làm chi tiết, giúp bạn cập nhật tin tuyển dụng liên tục, hot nhất từ các công ty uy tín hàng đầu.

Thong ke